$507
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Apec 30 Phút. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Apec 30 Phút.Nghệ sĩ Hùng Minh sinh năm 1939, được mệnh danh là “vua kép độc” của sân khấu cải lương. Tên tuổi của ông gắn liền với loạt tác phẩm như Bóng tối và ánh sáng, Tiếng trống Mê Linh, Tâm sự Ngọc Hân… Sau này nam nghệ sĩ tham gia đóng phim, trong đó phải kể đến Hồ sơ lửa, Nghiệp sinh tử… Sau danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1993, mới đây, nghệ sĩ Hùng Minh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân ở tuổi 85. Từng là giọng ca nổi tiếng của sân khấu cải lương, cùng thời với nghệ sĩ Diệp Lang, Hữu Phước song về già, NSND Hùng Minh có cuộc sống giản dị bên vợ và con trai. Ông thuê căn trọ nhỏ với chi phí từ 5 - 6 triệu đồng để sinh sống. Nam nghệ sĩ tâm sự: “Vợ tôi năm nay cũng 67 tuổi rồi, đi làm nhắc tuồng cho bên nghệ sĩ Thành Lộc, nghệ sĩ Hữu Châu. Công việc này không thường xuyên, khi nào người ta cần thì mời. Chúng tôi có con nuôi hỗ trợ tiền nhà. Còn vợ đi làm là để kiếm tiền chợ búa”. Ở tuổi 86, NSND Hùng Minh vẫn minh mẫn, dù việc đi lại khó khăn. Thỉnh thoảng, giọng ca sinh năm 1939 tham gia vai diễn trong truyện cổ tích để kiếm “đồng ra đồng vào” và thỏa niềm đam mê. Vẫn còn làm nghề, đối với NSND Hùng Minh đó là niềm hạnh phúc. Ông bộc bạch: “Cũng nhờ cô bác, khán giả thương và nhớ đến tôi. Chứ bây giờ tôi đâu làm nghề thường xuyên được, vợ tôi cũng không làm được bao nhiêu nhưng cũng nhớ nghề. Người ta mời là vợ tôi đi thôi”. Hiện tại, NSND Hùng Minh bị thoái hóa đầu gối, giãn tĩnh mạch. Ông nói: “Chỉ có 2 bệnh đó mà nó làm cho tôi cảm thấy khó chịu. Nếu tôi đứng lâu thì sưng chân”. Trước đó, “vua kép độc” từng gặp vấn đề sức khỏe, phải nhập viện điều trị. Song ông nghĩ “nhờ Trời Phật thương nên mọi thứ tiến triển khả quan". Nhắc đến mối duyên với nghệ thuật, NSND Hùng Minh kể ông theo nghề từ năm 15 tuổi. Trước đó, giọng ca cải lương từng đi bán kem, bán đồ ăn để có tiền phụ mẹ. Trong một lần, khi được hỏi về việc theo gánh hát, “vua kép độc” quyết định gắn bó. “Tại lúc đó cuộc sống gia đình khó khăn quá, tôi thấy mình không làm được gì hết, để mẹ phải lo áo quần. Tôi nói mẹ để tôi vào cho gánh hát nuôi cơm", ông giải thích. Ban đầu nam nghệ sĩ làm quân sĩ, sau đó học hát rồi mới phát triển nghề.NSND Hùng Minh kể thêm từ năm 17 tuổi, ông đã đóng kép chánh. Với nam nghệ sĩ, gánh hát ngày trước “không phải như bây giờ” vì “bữa nào có cơm ăn là mừng gần chết rồi, yêu nghề lắm mới có thể đi hát, chứ không là nản chết”. "Khi tôi nổi tiếng, mẹ thấy tôi trưởng thành và biết tự lo cho bản thân. Lúc đó tôi cũng chỉ mới 19 tuổi chứ nhiêu. Chắc mẹ mừng nhưng cũng không nói gì", ông tâm sự. Nói thêm về tình yêu dành cho nghệ thuật, NSND Hùng Minh thẳng thắn: “Nghề của tôi không thể nói tiếng giải nghệ được. Còn sức khỏe thì vẫn còn hát. Chỉ đến khi mình đuối quá rồi, không làm việc được thì khi người ta mời, mình từ chối bằng cách nào là tùy ý mình, còn đã chấp nhận rồi thì mình cứ việc đi làm. Bây giờ tôi chủ yếu hoạt động bên phim là nhiều. Tôi được như hiện tại là nghề dạy nghề”. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Apec 30 Phút. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Apec 30 Phút.Thông tin trên được Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM Bùi Hòa An báo cáo tại cuộc họp về tình hình giao thông trên địa bàn và công tác phối hợp phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại một số khu vực trọng điểm diễn ra sáng 13.1.Ông An cho biết khu vực trung tâm hiện thường xuyên tổ chức sự kiện, nhu cầu đi lại cuối năm tăng trong khi hạ tầng giao thông, đường phố nhỏ hẹp lại có nhiều nút giao gần nhau.Theo dữ liệu của Sở GTVT TP.HCM từ ngày 1 - 13.1, lưu lượng xe tăng 2,8 - 11,4% so với những ngày trước, khu vực trung tâm ùn ứ gia tăng. Nhu cầu đi lại từ nay đến Tết Nguyên đán sẽ tăng cao, tập trung ở các đầu mối vận tải lớn như sân bay, bến xe…Về giải pháp, ông An cho biết Sở GTVT đang phối hợp Công an TP.HCM lắp đặt bảng chỉ dẫn cho phép xe máy rẽ phải khi đèn đỏ tại nhiều giao lộ khu vực trung tâm, đến trưa nay đã lắp hơn 130 vị trí. Sắp tới, 2 đơn vị tiếp tục phối hợp để thống nhất tiêu chí lắp đặt.Ngoài ra, Sở GTVT cũng triển khai nhiều giải pháp khác bao gồm điều chỉnh đèn tín hiệu cho phù hợp, cập nhật tình hình giao thông liên tục cũng như phối hợp các lực lượng phân luồng, xử lý các điểm ùn tắc.Ông Nguyễn Thành Lợi, Phó trưởng ban chuyên trách Ban An toàn giao thông TP.HCM đánh giá việc tuân thủ quy định của người dân được nâng cao sau khi Nghị định 168/2024 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1.1.Qua khảo sát của đơn vị này, trước đây vào khung giờ cao điểm, nhiều người dân không chấp hành đèn tín hiệu, đa số rẽ phải khi đèn đỏ hoặc lấn trái để dừng. Đến nay, người dân tuân thủ tốt hơn do mức phạt theo Nghị định 168/2024 khá cao cùng với việc lực lượng CSGT mở đợt cao điểm, tuần tra, kiểm soát nhiều hơn.Dù vậy, ông Lợi cũng nhìn nhận thực tế còn nhiều người, nhất là shipper vẫn còn lưu thông trên vỉa hè, taxi dừng đón trả khách bất chấp quy tắc gây mất an toàn và gây ùn tắc. Ban An toàn giao thông TP.HCM đánh giá tình trạng phương tiện đông đúc đang tăng lên, nhất là giờ cao điểm, ở những tuyến đường hẹp. Phó trưởng ban An toàn giao thông TP.HCM đề nghị Sở GTVT tiếp tục khắc phục một số bất cập liên quan đến tổ chức giao thông, thời lượng đèn tín hiệu; bố trí làn rẽ phải hoặc đưa ra những tiêu chí cụ thể của việc cho phép rẽ phải khi đèn đỏ làm cơ sở nhân rộng trên địa bàn."Cần hạn chế lắp đặt tràn lan dẫn đến người dân tiếp tục thói quen tiếp tục rẽ phải khi đèn đỏ", ông Lợi khuyến nghị, đồng thời lưu ý lái xe khi rẽ phải cần tuyệt đối tuân thủ, ưu tiên cho người đi bộ, khuyết tật đang qua đường.Trong khi đó, đại tá Nguyễn Đình Dương, Phó giám đốc Công an TP.HCM, cho biết người dân gần tới giao lộ hiện có xu hướng khi đèn xanh còn khoảng 5 giây là bắt đầu dừng. Do bề rộng mặt đường so với lưu lượng xe không đủ dẫn đến ùn ứ ở gần giao lộ.Đại tá Dương nêu điểm tích cực từ đầu năm đến nay là số vụ tai nạn giao thông giảm hẳn, giảm 24% so với cùng kỳ. Công an TP.HCM đang tập trung bố trí lực lượng phân luồng từ xa, điều tiết thông qua hệ thống camera, tập trung xử lý sự cố tai nạn giao thông... ️
Tờ South China Morning Post ngày 19.3 dẫn tài liệu nội bộ cho biết lãnh đạo 80 doanh nghiệp hàng đầu thế giới sẽ dự Diễn đàn Phát triển Trung Quốc tại Bắc Kinh từ ngày 22-24.3.Trong số đó, các công ty Mỹ chiếm số lượng nhiều nhất. Cụ thể, những nhân vật nổi bật của Mỹ có tên trong danh sách gồm Tổng giám đốc Tim Cook của Apple, ông Stephen Schwarzman của Blackstone, ông Hock E. Tan của Broadcom, ông Kenneth Griffin của Citadel Investment, ông Bob Sternfels của McKinsey, ông Brian Sikes của Cargill, ông Albert Bourla của Pfizer và ông Rajesh Subramaniam của FedEx.Đại diện của nhiều doanh nghiệp lớn khác như Saudi Aramco, BHP, Maersk, BMW, Mercedes-Benz, Prudential, Rio Tinto, Schneider Electric, SK Hynix, HSBC, Standard Chartered, Tata Group và Temasek Holdings cũng sẽ có mặt.Các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung, Đại học Harvard, Đại học Oxford cũng được mời.Theo South China Morning Post, các lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài thường họp cùng các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh mỗi năm sau khi kỳ họp "lưỡng hội" bế mạc.Sự kiện lần này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh thu hút và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài để củng cố nền kinh tế và đối phó với nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất đưa hoạt động sang Mỹ.Bất chấp những hoạt động mở cửa và khuyến khích nhà đầu tư bên ngoài, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc tiếp tục giảm.Cụ thể, trong hai tháng đầu năm 2025, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc chỉ đạt 171,2 tỉ nhân dân tệ (23,7 tỉ USD), giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2024, tổng mức đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc giảm 27%. Bắc Kinh cho rằng việc này là do các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường vay vốn tại Trung Quốc, vì họ có thể vay nhân dân tệ với chi phí thấp hơn so với vay USD.Các doanh nghiệp nước ngoài đóng góp gần 7% tổng số việc làm tại Trung Quốc, 14% thu thuế và 1/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.Chưa rõ các lãnh đạo doanh nghiệp có gặp Chủ tịch nước Tập Cận Bình hay không. Bloomberg hôm đầu tuần đưa tin một số lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài có thể gặp ông Tập vào ngày 28.3 nhưng chi tiết có thể thay đổi. ️
Sáng 21.2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị của Chính phủ với 63 địa phương thực hiện kết luận của T.Ư, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế 8% năm 2025, tạo đà tăng trưởng 2 con số.Đây là hội nghị đầu tiên giữa Chính phủ và các địa phương sau khi Chính phủ được kiện toàn sau kỳ họp bất thường thứ 9 của Quốc hội khóa XV (bế mạc ngày 19.2). Phát biểu khai mạc, Thủ tướng nhấn mạnh, tăng trưởng GDP là yếu tố quan trọng nhất thực hiện 2 mục tiêu: tới năm 2030 là nước đang phát triển, công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao, năm 2045 là nước phát triển, thu nhập cao."Không còn cách nào khác, chúng ta phải duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục trong thời gian từ nay tới 2045. Chỉ có như vậy mới vượt qua được bẫy thu nhập trung bình và vươn lên, đạt được các mục tiêu chiến lược, thực hiện khát vọng trong kỷ nguyên mới, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no và hạnh phúc", Thủ tướng nhấn mạnh.Chính phủ đã đề xuất T.Ư, Quốc hội phấn đấu đạt tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên và tăng trưởng 2 con số trong những năm tới.“Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi, thì chỉ có bàn làm, không bàn lùi. Vấn đề là làm thế nào?", Thủ tướng đặt vấn đề.Kinh nghiệm quốc tế và công bố mới đây nhất của WB cho thấy, hơn 30 năm qua, chỉ có 34 nền kinh tế đã thành công trong thoát bẫy thu nhập trung bình để trở thành quốc gia có mức thu nhập cao, còn 108 quốc gia chưa vượt qua được.Điểm chung các nền kinh tế trở thành nước có thu nhập cao đều duy trì tăng trưởng cao trong khoảng trên dưới 30 năm, như Nhật Bản tăng trưởng trung bình 11,5%/năm từ 1951 - 1973.Hàn Quốc đạt 9,6%/năm trong giai đoạn 1963 - 1996, Trung Quốc tăng trưởng khoảng 10%/năm giai đoạn 1978 - 2011, Singapore tăng 8,5%/năm từ 1961 - 1997.Theo Bộ KH-ĐT, Việt Nam tăng trưởng khoảng 6,4% trong gần 40 năm đổi mới, từ 1986 tới nay. Năm 2024, quy mô GDP Việt Nam đạt trên 470 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 4.700 USD. "Nếu tăng trưởng GDP ở mức khoảng 7% mỗi năm thì rất khó đạt 2 mục tiêu 100 năm. Trong 2 thập kỷ tới, cần tăng tốc bứt phá mới có thể đạt mục tiêu chiến lược đề ra. Chặng đường chúng ta đi còn rất gian lao", Thủ tướng nêu rõ.Do đó, trong năm 2025, người đứng đầu Chính phủ lưu ý phải làm rất nhiều việc, trong đó phải tăng trưởng GDP đạt ít nhất 8% để phải tạo đà, tạo thế, tạo lực cho những năm tới tăng trưởng 2 con số.Thủ tướng nhấn mạnh, muốn cả nước tăng trưởng trên 8% thì tất cả các bộ, ngành, địa phương, các lĩnh vực phải tăng trưởng trên 8%, doanh nghiệp trong và ngoài nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân… đều phải tăng trưởng trên 8%. Không thể chỉ có một vài địa phương, một vài bộ, ngành, một vài doanh nghiệp tăng trưởng cao rồi kéo cả nước lên."Mục tiêu thì như thế, không làm thì không được. Đây là thời điểm chúng ta phải tăng tốc, bứt phá, về đích, tận dụng mọi thời cơ để đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, bay cao vươn xa. Tình hình thế giới thay đổi rất nhanh, phải tranh thủ thời cơ, biến khó khăn, thách thức thành động lực, càng khó khăn, thách thức càng phải nỗ lực hơn", Thủ tướng nhấn mạnh.Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Quốc Phương cho biết, có 8 động lực tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương năm 2025. Trong đó, Hà Nội, TP.HCM và các địa phương được áp dụng cơ chế thí điểm, đặc thù. Cả nước đã hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh, gọn, hiệu lực, hiệu quả.Về giải pháp, ông Phương cho rằng, cần tập trung cải cách hành chính, giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, dự án.Xóa bỏ định kiến về doanh nghiệp, dân doanh; luôn đồng hành cùng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù, quy định mới, đột phá, quy định "luồng xanh" cho các dự án trong lĩnh vực công nghệ cao. ️